Quá trình làm việc Hà Công Văn

Năm 1976, Hà Công Văn nhận công tác dạy học ở vùng cao Quảng Trị.[1]

Tháng 9 năm 1977, thầy tình nguyện lên bản Chân Rò, xã Tà Long, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị dạy học. Lúc đó, khắp vùng đất này còn hoang vu, đồng bào ở đây chủ yếu là người dân tộc Pa Cô, Vân Kiều và đa số là mù chữ phổ thông. Thầy Văn chủ động tìm đến các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong vùng nhờ họ vận động các gia đình khác tiếp tục cho con em đến lớp. Nhờ vậy, lớp học của thầy Văn cũng đông dần và đi vào ổn định.[5]

Năm 1987 thầy Văn được điều về Trường Húc Nghì tại xã Húc Nghì, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị (một nơi còn gian khó hơn cả Tà Long). Tại đây, thầy đã sáng tạo ra mô hình "nội trú dân nuôi" mà bây giờ đang được coi như một giải pháp để học sinh miền núi có thể theo học. Không dừng lại ở đó, khi những đứa học trò học xong tiểu học mà chưa có trường Trung học cơ sở, chính thầy Văn đã nghĩ ra chuyện mở "lớp nhô", nghĩa là các em sẽ học lớp 6, lớp 7 do chính các thầy cô tiểu học dạy trong lúc chờ mở trường Trung học cơ sở.[2]

Do làm việc ở nơi xa xôi cách trở, sau gần 20 năm công tác (năm 1996) thì vợ thầy và hai con mới lên thăm chồng, thăm bố lần đầu. Đến năm 2000, vợ thầy Văn mới thu xếp được để lên đoàn tụ với chồng,[5] phụ chồng chăm lo lớp "nội trú dân nuôi".[2]

Năm 2012, ông được điều ra làm hiệu trưởng Trường tiểu học Đa Krông, vợ chồng thầy vẫn sống trong căn nhà cấp 4 ở khu tập thể[2]